Apr 24, 2010

10 cách dễ dàng để tăng cường an ninh trực tuyến

http://taydo.infoNhiều người cho rằng việc cài đặt một chương
trình chống vi rút, bức tường lửa và phần mềm chống gián điệp là bạn có
thể “an toàn xa lộ”. Thực tế là bạn phải có những kinh nghiệm khác hơn
các kĩ năng cơ bản trên. Sau đây là 10 cách đơn giản nhất giúp bạn bảo
vệ tránh khỏi những nguy cơ bảo mật.



1. Bổ sung cho công cụ chống vi rút

Threatfire
là công cụ được thiết kế làm việc đồng thời cùng với các sản phẩm an
ninh khác. Không giống như các công cụ chống vi rút truyền thống khác,
Threatfire không phụ thuộc vào nhận dạng chữ kí để nhận diện phần mềm
độc hại. Thay vào đó chương trình này theo dõi, giám sát các hiện tượng
đáng ngờ trên máy tính của bạn.


2. Dùng email dạng văn bản thô

HTML
có thể được sử dụng để ẩn những thứ “xấu xa” nhất trong email. Bạn có
thể thiết lập các chương trình mail của mình để xem tất cả các các thư
dưới dạng văn bản thô (plain text). Đương nhiên, sẽ có tuỳ chọn bật
HTML khi bạn tin tưởng một email nào đó.

3. Không bấm vào các liên kết trong email

Bạn
đừng bao giờ ghé thăm vào một trang web bằng cách nhấp chuột vào các
liên kết trong email trừ khi bạn chắc chắn 100% link đó an toàn. Điều
này hoàn toàn đúng đối với những nội dung email đến từ các tổ chức tài
chính, như yêu cầu bạn đăng nhập tài khoản, xác minh thông tin chi
tiết: 99,9% là lừa đảo (và 0,1% là hành vi vô trách nhiệm).


4. Quét email

Hầu
hết các công cụ chống thư rác đều chỉ kiểm tra sau khi bạn lấy thư về
máy tính. Hãy cài chương trình PopTray để kiểm tra và xem các email
ngay tại máy chủ, bạn có thể xoá các thư không cần thiết hay các tin
nhắn khả nghi mà không cần tải chúng về.

Hãy tải chương trình này PopTray tại www.poptray.org.

5. Chuyển đổi trình duyệt web

Nâng
cấp phiên bản mới nhất cho Internet Explorer, hoặc bạn có thể chuyển
sang dùng một trình duyệt không hỗ trợ ActiveX chẳng hạn như Firefox,
Opera hoặc Google Chrome.

Hãy kiểm tra mức an toàn của trình duyệt: ở thanh công cụ vào Options > Privacy và chọn mục Settings để thiết lập chế độ Medium High hoặc cao hơn.

6. Kiểm tra các trang web trước khi bạn ghé thăm

Bạn
phải cài đặt plug-in Web of Trust dành cho Internet Explorer hoặc
Firefox (Chrome chưa hỗ trợ add-on), bạn sẽ có cách lựa chọn tốt hơn để
tránh được các trang web không được an toàn khi bạn lướt web.

Bạn có thể tham khảo thêm về add-on cho Firefox tại đây.

7. Quản lí mật khẩu

Một
chương trình quản lí mất khẩu như KeePass, cho phép bạn nhập mật khẩu
của bạn vào bất kể một chương trình nào một cách an toàn. Bạn chỉ cần
nhớ duy nhất một mật khẩu chính để sử dụng chương trình, và từ bây giờ
bạn không cần dùng chung mật khẩu cho các trang web nữa. Chương trình
còn có thể tạo cho bạn các mật khẩu ngẫu nhiên.

Tải Keepass tại http://keepass.info/download.html.

8. Kiểm tra các tập tin sau khi tải xuống

Đừng
bao giờ mở các tập tin đính kèm hay tải các chương trình tải về một
cách trực tiếp. Hãy lưu tập tin vào trong ổ cứng, bấm phải chuột và
chạy chương trình bảo mật để quyét trước khi bạn mở nó. Cần nhớ là khi
bạn tải bất kể một tập tin nào, hãy chắc rằng bạn tải về từ một trang
web uy tín.

9. Căn bản P2P 

Mạng
ngang hàng (P2P) là nơi sinh sôi những phần mềm độc hại, đặc biệt khi
tải về các nội dung “lậu”. Nếu không thể sống thiếu P2P, hãy dùng một
chương trình đáng tin cậy (như uTorrent). Bạn hãy tập cho mình một thói
quen trước khi mở tập tin phải quét chúng một cách cẩn thận.

Tải uTorrent tại http://www.utorrent.com/downloads.

10. Tạo ra một sandbox ảo

Sandbox
cho phép bạn chạy bất kì một chương trình trong không gian được bảo vệ
và cô lập trên thiết bị ổ cứng. Mọi thay đổi do chương trình thực hiện
sẽ bị xoá khi bạn đóng sandbox. Do đó bạn có thể lướt web và mở tập tin
đính kèm trong mail mà bạn không sợ hãi các phần mềm độc hại có thể gây
nguy hại cho máy tính của bạn.

Bạn có thể tham khảo chương trình này tại đây.

Ngoài ra hãy tìm hiểu thêm những cách thức nâng cao để xác định một tập tin có độc hại hay không.

Nguồn: Nguyễn Tiến Hoàng (theo Techradar)