Apr 1, 2010

Xây dựng bộ máy xem phim chất lượng cao

Xây dựng bộ máy xem phim chất lượng caoĐể một bộ phim HD thể hiện hết mức chất lượng của nó thì chỉ riêng phần
mềm xem phim thôi chưa đủ, còn phải có sự tham gia của phần cứng, các
bộ codec cũng những cách thức tinh chỉnh thích hợp.



Các
bản rip DVD, HD-DVD thành phim mkv chất lượng cao đang ngày một phổ
biến và sẽ dần thay thế các phim avi, wmv hiện nay. Để xem các phim mkv
này, bạn có thể dùng Jet Audio, VLC, KMPlayer... Tuy nhiên, những phần
mềm thuộc hàng “dân dụng” này thường tập trung nhiều vào giao diện và
tính tiện dụng, trong khi nếu muốn xem phim với độ nét cao nhất, hình
ảnh đẹp nhất thì ta cần phải quan tâm đến bản chất của việc chiếu phim
là quá trình decode (giải mã, ngược với quá trình encode - mã hóa phim
khi tiến hành rip đĩa).


Các thành phần của một bộ máy xem phim chất lượng cao


1. Phần cứng:


CPU
đóng vai trò quan trong nhất, xử lý một khối lượng lớn công việc gồm
hình ảnh, âm thanh, phụ đề. CPU càng mạnh xem phim càng “mượt”, nhưng
cũng cũng không yêu cầu quá cao, chỉ từ Pentium 4 trở lên là được.


VGA
chỉ giúp thêm các hiệu ứng cho hình ảnh phim đẹp hơn, mà đáng chú ý
nhất là khả năng xử lý đổ bóng điểm ảnh pixel shader. Nếu VGA có Pixel
shader mạnh (2.0, 3.0...), hình ảnh thu được sẽ trở nên sắc nét hơn.
May thay, hầu hết các VGA onboard hiện nay đều có Pixel shader từ 2.0
trở nên, đáp ứng khá đủ nhu cầu xem phim chất lượng cao của bạn.


2. Phần mềm giải mã hình ảnh, âm thanh (thường được gọi là các bộ codec):


Nếu
như CPU là bộ não ra lệnh thì codec là đôi tay để thực hiện công việc.
Codec gồm các phần mềm gọi là các decoder (bộ giải mã) hoặc filter (bộ
lọc), chúng có khả năng giải mã, xử lý các thành phần hình ảnh, âm
thanh có trong kho chứa nói trên. Các chương trình xem phim như VLC,
KMPlayer.. thường dùng các bộ codec tích hợp (intergrated codec) có chất lượng tạm ổn, khả năng xử lý các định dạng khá hạn chế nhưng dễ sử dụng vì đã được tinh chỉnh sẵn theo chương trình xem phim.


Để
có chất lượng hình ảnh, âm thanh tốt nhất, ta phải sử dụng các bộ codec
ngoài. Trong đó, về hình ảnh thì nổi tiếng nhất có Ffdshow Video
Decoder, CoreAVC, Cyberlink H264 and VC1 Codecs... Âm thanh thì có AC3
Filer, Ffdshow Audio Decoder... Những decoder, filter đó có khả năng xử
lý tất cả các định dạng video, audio, khai thác tối đa được sức mạnh
phần cứng (CPU, VGA), khả năng tinh chỉnh rất phong phú nên chất lượng
hình ảnh, âm thanh xuất ra rất tuyệt vời. Các decoder hầu hết đều được
tích hợp trong các gói codec miễn phí, mà tiêu biểu nhất là K-Lite
codec pack và Vista Codec Packge, CCCP Codec Pack...


Ngoài
ra thì DirectX cũng đóng vai trò quan trọng giúp việc xử lý hình ảnh
tốt hơn. Bạn nên thường xuyên update bản DirectX mới nhất cho máy tính
của mình.


3. Phần mềm xem phim:


Trong
tất cả các phần mềm xem phim thì Media Classic Player (MPC) là một nhạc
trưởng tài ba, được hầu hết những người chơi HD Media tin dùng. MPC
miễn phí, dung lượng nhỏ nhưng có thể kết nối phần cứng và phần mềm một
cách hoàn hảo: tận dụng hết khả năng của CPU, dễ dàng tinh chỉnh tối ưu
các decoder, tận dụng tối đa sức mạnh của DirectX, khai thác khả năng
xử lý Pixel shader để cho ra hình ảnh tốt nhất... Phiên bản MPC được ưa
chuộng hiện nay là Media Classic Player - Home Cinema, phiên bản này
phát triển từ MPC và đã được tối ưu hóa cho việc xem phim chất lượng
cao.


4. Cách thức tinh chỉnh:


Đây
là một yếu tố rất quan trọng của bộ máy xem phim. Mỗi cách tinh chỉnh
sẽ cho ra hình ảnh khác nhau, sẽ tận dụng phần cứng ở các mức độ khác
nhau... Việc tinh chỉnh hợp lý nhất tùy theo hiểu biết, kinh nghiệm
cũng như sở thích từng người.


Mô hình xem phim:


Sau
đây ta sẽ xây dựng một mô hình xem phim cụ thể với những đặc điểm sau:
hoàn toàn miễn phí, yêu cầu phần cứng không cao, cho hình ảnh với màu
sắc rất đẹp (do sử dụng Ffdshow Video Decoder và Cyberlink H264 and VC1
Codecs - bộ codec được trích xuất từ phần mềm xem phim nổi tiếng
PowerDVD), sắc nét do tận dụng tối đa pixel shader của VGA, khả năng
chơi mọi định dạng phim kể cả DVD, hiển thị phụ đề tốt...


Thành phần bao gồm:


- Vista Codec Packge, Cyberlink H264 and VC1 Codecs.


- DirectX mới nhất.


- Media Player Classic - Home Cinema (MCP-HC).


Tải miễn phí các phần mềm trên tại: tinypaste.com/7cc03.


1. Tùy chỉnh MCP-HC:


Sau khi tải và cài đặt đủ các phần mềm, bạn mở một phim bất kỳ bằng MPC-HC, bấm Pause
tạm ngừng rồi bấm chuột phải vào khung chiếu phim. Một menu khá đồ sộ
sẽ hiện ra, bạn hãy chú ý đến 3 mục chính để tinh chỉnh là: Filters (gồm các bộ lọc, bộ giải mã tham gia vào việc xử lý phim), Shaders (gồm các hiệu ứng đổ bóng điểm ảnh trong Pixel shader của VGA) và Options (gồm các tùy chỉnh của MPC-HC) (hình 1).


Đầu tiên, chọn Options..., trong bảng hiện ra có khá nhiều mục, ta chú ý các mục sau:


- Player: đánh dấu và các ô Store settings to .ini file để lưu cố định các thiết lập vào file .ini, Process priority above normal để tăng mức độ ưu tiên CPU cho MPC-HC giúp xem phim mượt mà hơn.


- Player > Formats: trong ô File extensions chọn các định dạng muốn mở mặc định bằng MPC-HC.


- Playback > Output: mục này rất quan trọng, quyết định chất lượng hình ảnh. Ta chọn VMR9 renderless với Win XP hoặc EVR Custom Pres với
Win Vista. Tùy chỉnh này giúp kích hoạt chức năng shader của VGA để
nâng cấp chất lượng hình ảnh (yêu cầu VGA phải hỗ trợ Pixel shader 2.0
trở lên). Mục Surface chọn 3D surfaces..., mục Resize chọn Bilinear (PS 2.0) hoặc Bicubic A= -0.60 (PS 2.0) đều được, chọn tiếp ô VMR9 mixer mode (hình 2).



- Internal Filters: ta chỉnh lại mục này để yêu cầu MPC-HC dùng các bộ lọc ngoài thay cho các bộ lọc mặc định. Mục Source Filters (các bộ lọc gốc) bỏ chọn DTS/AC3 (do DTS và AC3 sẽ được AC3Filter đảm nhiệm, mkv được Haali Media xử lý), bỏ DirectShow Media nếu muốn Cyberlink H.264 and VC1 Codecs xử lý phim x.264, H.264. Mục Transform Filter (gồm các bộ lọc tích hợp trong MPC-HC), bỏ chọn AAC, AC3, DTS, LPCM, MPEG Audio, DivX, XivD... (hình 3).



- Internal Filters > Audio Switcher: bỏ chọn Enable build-in audio... vì chức năng này có thể làm bể, méo tiếng.


- External Filter: chọn Add Filters... > trong bảng hiện ra chọn CyberLink H.264/AVC Decoder (PDVD8), bấm OK, chọn tiếp Prefer rồi bấm OK. Với tùy chọn này, những
phim có hình ảnh được nén theo chuẩn x.264, H.264 sẽ được Cyberlink
H.264 and VC1 Codecs xử lý. Màu sắc của codec này rất đẹp và sắc nét.


Xong, bấm OK để hoàn tất tùy chỉnh cho MPC-HC.


2. Tùy chỉnh shader:


Trong menu chính, chọn mục Shaders,
menu hiện ra có khá nhiều mục với các chức năng dùng Pixel Shader của
VGA để “tút” lại hình ảnh, nhưng có giá trị nhất là 3 mục sharpen complex: làm tăng độ sắc nét của hình ảnh, 16-235 > 0-255: thay đổi bảng màu sử dụng (với phim x.264, H.264 ta phải chọn mục này nếu muốn dùng bảng màu rất chuẩn của Cyberlink H.264 and VC1 Codecs), sharpen: tăng
cường độ sắc nét hình ảnh (thường sử dụng với máy tính mạnh, xem ở màn
hình lớn, khoảng cách xa). Có thể kết hợp cả 2 shader một lúc (ví dụ
như sharpen complex16- 235 > 0-255 ) nếu chọn Combine... rồi add các shader muốn dùng (hình 4). Để biết sức mạnh của Pixel Shader, khi chiếu phim bạn bấm Ctrl+P để bật tắt chức Pixel Shader và so sánh (có thể tải hình ảnh so sánh tại địa chỉ: www.mediafire.com/?to4zzgkox5v).


3. Tùy chỉnh các decoder, filter:


- Ffdshow Video Decoder: decoder rất tốt này sẽ dùng xử lý các phim khác ngoài x264, H.264 như DidX, Xvid... Ta vào menu Start > All Programs > VistaCodec > 32bit Tools> Video decoder configuration. Trong bảng hiện ra, ta cần quan tâm nhất đến 3 mục:


Decoder options: tối ưu khả năng xử lý của CPU đa nhân. Theo công thức chỉnh là: 1 core = 1,5 thread, nếu CPU của bạn có 2 nhân thì Number of decoding threads sẽ là 3.


Postprocessing: giúp khử ô vuông để hình ảnh mịn màng hơn. Trong tùy chỉnh của mục này, ta đánh dấu vào các ô Postprocessing, Automatic qualty control, Accurate deblocking.


Picture Properties: giúp cân bằng màu sắc. Nên chỉnh những thông số như: Contrast (độ tương phản), Brightness (độ sáng), Gamma, Saturation (độ đậm nhạt của màu).


- AC3Filter: vào menu Start > All Programs > VistaCodec > 32bit Tools> AC3filter configuration.


Thẻ Main, trong mục Output fomat chọn đúng hệ thống loa của bạn, mục Format chọn PMC 24bit, có thể tăng âm lượng nếu kéo thanh trượt lên trong mục Gain (hình 5).



Thẻ System: chọn các định dạng âm thanh muốn AC3Filter xử lý trong ô Use AC3Filter for.


Xong bấm OK để hoàn tất. Khi xem phim, bấm chuột phải, trong menu Filter bạn có thểm xem và chỉnh sửa các bộ lọc, trình giải mã tham gia vào quá trình chiếu phim.


4. Phụ đề:


Trình chiếu phụ đề sẽ được phần mềm DirectVobSub (có sẵn trong gói Vista
codec) đảm nhiệm. Mỗi khi xem phim có phụ đề, DirectVobSub sẽ chạy
thường trú ở thanh taskbar với biểu tượng hình mũi tên màu xanh lá cây.
Bấm đôi vào biểu tượng này ta có thể tùy chỉnh như sau: Text Settings - thay đổi font, tăng giảm độ nét, đổ bóng cho phụ đề; Override placement - thay đổi vị trí hiện phụ đề (nếu muốn phụ đề kéo hẳn xuống dưới để không đè vào phim thì thiết lập giá trị H:50, V:99), Timing - tăng giảm thời gian hiển thị phụ đề... (hình 6).


Như
vậy ta đã thiết lập xong một bộ máy xem phim miễn phí, có thể trình
chiếu mọi định dạng phim với chất lượng cao. Tuy nhiên, như đã nói,
cũng còn nhiều cách tùy chỉnh khác, phụ thuộc vào cấu hình phần cứng
cũng như sở thích của mỗi người. Nắm được các bước tinh chỉnh trên đây,
bạn sẽ dễ dạng hiểu và tạo được những công cụ trình diễn media cho
nhiều thể loại khác nhau.



Nguồn: khoahocphothong.com.vn

KIỀU QUANG THẮNG